• Tiếng Việt
  • English
10- Đức Nyawon Kunga Pal (1285-1379)

10- Đức Nyawon Kunga Pal (1285-1379)

Vị trụ trì thứ 10- Đức Nyawon Kunga Pal (1285-1379)

Bậc Thầy chính (Jonang):

Đức Dolpopa Sherab Gyaltsen (4) và

Đức Chogle Namgyal (6) 

 

Các bình luận giáo lý: Phar phyin TI ka, Tshad ma TI ka, Gzhi lam ‘bras gsum la brtsams pa’i dris lan yid kyi mun sel, ‘Od gsal rgyan (tiếng Tạng) 

  1. Nguồn gốc- hành trình cầu đạo:

Đức Nyawon Kunga Pal (1285-1379) là một trong mười bốn đệ tử chính của Tổ Dolpopa Sherab Gyaltsen. Ngoài Đức Dolpopa, ngài còn học tập với những vị thầy nổi tiếng khác như đức Chogle Namgyal, Đức Sakya Lama Dampa Sonam Gyaltsen (1312-1375), và Đức Zhang Dodepal. Ngài cũng là một vị thầy vĩ đại của truyền thống Con Đường của Quả (giáo lý lam ‘bras hay Lamdre) của dòng Sakya. Đức Nyawon là người nắm giữ trụ trì tu viện thứ mười của Jonang, nhưng cũng có nhiều đệ tử từ các truyền thống khác, chẳng hạn như Rendawa Zhonu Lodro (1349−1412), Tsongkhapa Losang Drakpa (1357−1419), Yagton Mipham Sangye Pal (1355-1414)  sau trở thành bậc thầy Sakya nổi tiếng về giáo lý Bát nhã ba la mật.

Đức Nyawon đã thành lập tu viện Tsechen, nơi đã trở thành một trung tâm lớn giảng dạy giáo lý về tính không Bát nhã hay thực nghĩa tối hậu.Đức Nyawon sở dĩ được biết đến với cái tên Nyawon vì ông là cháu trai của Bậc Thầy Khampa Geshe Nya Darma Rinchen. Ngài sinh ra trong gia đình hoàng gia Gyantse ở vùng Nyang phía đông nam Tây Tạng gần Kongpo. Khi lên ba tuổi, người ta nói rằng ông có thể đọc thuộc lòng Kinh cầu Danh hiệu Văn Thù. Lúc bốn tuổi, mẹ ngài đưa ngài đến Tu viện Jonang, nơi đạo sư Yönten Gyatso của dòng Jonang (1260–1327) nhìn chằm chằm vào ngài, chỉ tay và cười lớn tuyên bố: “Ông ấy là tái sinh của Jamyang Sarma!” Sau đó, Nyawon được đưa đến tu viện lớn Sakya, nơi ông học đọc và viết, và trong suốt 5 năm đã nghiên cứu về thừa các phương tiện ba la mật (Đại thừa), Duy thức luận, vi diệu pháp và giới luật tu viện. Ông chứng tỏ mình là một người hết sức thông minh và sau khi nhận giới nguyện sa di từ vị trụ trì Nyima Gyaltsen khi ông mới 12 tuổi, Đức Nyawon đã đi du lịch khắp nơi để nghiên cứu giáo lý sâu hơn tại nhiều trung tâm học tập lớn của các dòng chảy Sakya, Kadam và Kagyu ở miền Trung Tây Tạng và tỉnh Tsang. Năm mười chín tuổi, Ngài thọ giới đại giới tỳ kheo từ trụ trì Tashi Senge tại Tu viện Nyetang, và nổi tiếng trở thành người bất khả chiến bại trong biện luận giáo pháp.

2. Diện kiến Tổ Dolpopa

Ngài Nyawon lần đầu tiên gặp Đức Dolpopa tại Tu viện Jagoshong, và sau khi họ nói chuyện một lúc thì Đức Dolpopa trở nên hết sức hài lòng và ban tặng phẩm vật cho ông. Từ đó Nyawon cảm thấy niềm tin trọn vẹn vào bậc thầy vĩ đại và phục vụ ngài trong chuyến hành trình trở về Jonang. Khi Nyawon khoảng hai mươi tuổi, ông bị bệnh nặng tê liệt khiến không thể cử động tay chân. Một số đạo hữu của Ngài đã đưa ngài đến Sakya, nơi Đức Dolpopa đang giảng dạy. Anh ta cầu xin sự ban gia trì từ Đức Dolpopa, và khi bậc Đạo sư nhổ nước bọt và thổi vào Nyawon, ngài ngay lập tức được chữa khỏi chứng bệnh tê liệt. Sau đó, ngài đã thọ nhận từ Đức Dolpopa vô số giáo lý, chẳng hạn như lễ quán đảnh Kim cang Thời Luân, Con Đường và Đạo Quả (Lamdre) của cả hai truyền thống Sakya và Shama, và nhiều chỉ dẫn hướng dẫn khác chẳng hạn như 6 Yoga kim cương của Kalachakra. Ngài cũng nhận được tất cả kinh điển đã được dịch sang ngôn ngữ Tây Tạng, chẳng hạn như Tam tạng Kinh điển Bồ tát thừa, Ba bộ Mật điển Hevajra, và mười bộ kinh có ý nghĩa dứt khoát. Nyawon ở với Đức Dolpopa cho đến 56 tuổi. Ngài cũng nhận thêm được nhiều giáo lý như Kalachakra từ các bậc đại đệ tử của Đức Dolpopa là Ngài Chogle Namgyal. Vào thời điểm phù hợp, Đức Nyawon đã giảng dạy tại tu viện dòng Sakya trong 1 thời gian dài. Sau đó Ngài cũng trở thành người nắm giữ Ngôi tu viện đời thứ mười tại Jonang. 

3. Tu viện Tsechen:

Đức Nyawon sau đó thành lập tu viện Tsechen ở thượng lưu Thung lũng Nyang, nơi đó ông chăm sóc khoảng sáu trăm đệ tử. Tại đó, ông cư ngụ và thường xuyên giảng dạy về triết học duy thức cũng như luận giải Vimalaprabha vĩ đại về Mật điển Kalachakra. Khi Dolpopa gặp khó khăn trong việc đến thánh hiến ngôi chùa và gia trì cho những công trình đặc biệt mà Nyawon đã xây dựng ở Tu viện Tsechen thì Bậc Đại đệ tử chính của Đức Dolpopa là Ngài Szang Mati Panchen đã được mời đến làm thay. Đức Nyawon đã viên tịch ở tuổi 95. Tại thời điểm đó ngài cẩn thận sắp xếp y áo, ngồi bằng cả hai chân trong tư thế kim cương tọa và khoanh tay trong cử chỉ thủ ấn của Vajradhara (Kim cương trì). Ngài duy trì tư thế này trong tám ngày, an nghỉ trong ánh sáng tịnh quang của tâm bản nhiên. Lễ hỏa táng của Đức Ngài xuất hiện kèm với những sự kiện kỳ diệu cùng những linh ảnh và chứng tích vĩ đại hiển hiện trong xương trà tỳ của Ngài. 

Mời xem thêm tiểu sử các vị Tổ: Dolpopa đời thứ 4, Đức Chogle Namgyal đời thứ 6, Đức Szang Mati Panchen đời thứ 7.

Đóng góp của TS. Cyrus Stearns. Ghi chú được thêm bởi E. Gene Smith. Được biên tập bởi Michael Sheehy.Việt dịch: Jigme Akuppa trong pháp hội Kalachakra Jonangpa 2024 tại Việt Nam.

 

09/04/2024
0 bình luận