• Tiếng Việt
  • English
Những câu hỏi về dự lễ quán đảnh Kalachakra: 01. Có bị lỗi nếu không thực hành Pháp

Những câu hỏi về dự lễ quán đảnh Kalachakra: 01. Có bị lỗi nếu không thực hành Pháp

1) Quán đảnh Kalachakra và duy trì thực hành:
 
𝐓𝐡𝐮̛𝐚 𝐑𝐢𝐧𝐩𝐨𝐜𝐡𝐞! 𝐍𝐞̂́𝐮 𝐌𝐨̣𝐢 𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 Đ𝐢 𝐍𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐐𝐮𝐚́𝐧 Đ𝐚̉𝐧𝐡 𝐊𝐚𝐥𝐚𝐜𝐡𝐚𝐤𝐫𝐚 về m𝐚̀ sau đó 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐓𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐇𝐚̀𝐧𝐡 𝐂𝐨́ 𝐕𝐢 𝐏𝐡𝐚̣𝐦 𝐆𝐢̀ 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠?
Theo H.E Jonang Kyabje Khentrul Rinpoche cho biết:
Khi đi nhận quán đảnh Kalachakra có 3 trường hợp:
🌿 1/ Mọi người có thể sau quán đảnh sẽ được bắt đầu thực hành pháp Kalachakra với đầy đủ nghi quỹ tu tập khởi đầu.
🌿2/ Hoặc ít nhất cho ai chỉ muốn thực hành niệm thần chú Kalachakra cũng mang lại rất nhiều oai lực cát tường
🌿3/ Với Những người chỉ nhận quán đảnh mà không thực hành nghi quỹ hay không trì tụng thần chú thì vẫn không vi phạm. Vẫn sẽ nhận được sự ban phước may mắn, gieo hạt mầm công đức.
🌺Nhưng : Khi chúng ta nhận được sự ban phước và với sự hiểu biết chúng ta ứng dụng vào thực hành thì phước lành sẽ không chỉ tồn tại như một phước lành mà sẽ trở thành sức mạnh để giúp ta đạt được nhiều thành tựu hơn.
🙏 Chúng con xin cảm ơn Rinpoche rất nhiều!
 
Nhìn chung Quán đảnh là một gia trì lực, sự ban một hạt mầm giác ngộ của Thánh Bổn Tôn Kalachakra, nếu bạn duy trì sự nối kết với Ngài đều đặn bạn sẽ được nhiều lợi ích trong đời này và nhiều đời kế tiếp.
 
2) Giấc mơ sau buổi lễ tiền quán đảnh:
 
– Sau buổi đầu tiên gọi là buổi lễ tiền quán đảnh, mỗi Phật tử sẽ được phát 2 cây cỏ Pusa, 1 cây ngắn và 1 dài. Cây ngắn để dưới gối khi ngủ, cây cỏ dài sẽ để dọc sống lưng. Giấc mơ tiên tri liên quan giáo lý Kalachakra và bạn sẽ diễn ra ở giấc mơ vào ngày đầu tiên sau khi nhận cỏ Pusa, các giấc mơ các ngày sau đó không có hoặc rất ít giá trị. Do vậy chỉ nên quan tâm giấc mơ đầu tiên.
Giấc mơ được tính khi bạn có giấc ngủ sâu và giấc mơ diễn ra sau 1-2h sáng, nếu bạn đi ngủ sớm và thức dậy không ngủ nữa thì chỉ tính giấc mơ gần nhất.
 
Nhưng nhìn chung giấc mơ này cũng chỉ là 1 điềm triệu, bạn có thể sẽ dự nhiều lễ quán đảnh về sau và giấc mơ thay đổi. Nếu là giấc mơ xấu cũng không sao, bạn hãy coi đó là sự chuyển hóa nghiệp và ban phước để hóa tán, nếu giấc mơ đẹp bạn cần lưu giữ và hỏi các đạo hữu hoặc Đạo sư về sau. Nhìn chung cũng không cần quá bám chấp vào giấc mơ sau lễ tiền quán đảnh, vì sau đó quyết tâm thực hành của bạn là quan trọng nhất. Mọi thứ đều có thể thay đổi và giấc mơ chỉ là giấc mơ.
 
Sau đây là 1 bản văn: 

“Những ai có ước muốn được ban pháp quán đảnh để thực hành Mật Pháp Thời Luân đều phải thệ nguyện bày tỏ tâm từ bi đến tất cả mọi vật có sự sống, làm việc vì lợi ích của tha nhân, và không bao giờ tiết lộ bí mật của mạn đà la.

Mỗi môn sinh được ban tặng một cọng cỏ kusha, vì Đức Phật ngồi trên cỏ kusha dưới cội Bồ đề lúc Ngài đạt giác ngộ. Các môn sinh được bảo là đặt những cọng cỏ kusha dài dưới những tấm thảm và cọng ngắn dưới gối của họ. Điều này giúp cho các môn sinh ghi nhớ và tìm hiểu những giấc mộng của họ trong đêm đó.”
 
3) Pháp danh của Phật tử trong lễ quán đảnh:
 
– Khác với việc quy y Đạo sư và tam bảo cụ thể ở các cấp độ mật tông và giáo lý Đại thừa. Lễ quy y và đặt tên trong 1 lễ quán đảnh vô thượng du già có ý nghĩa khác. Tại lễ quán đảnh sơ sinh gồm 7 lễ quán đảnh gia trì. Bạn được Quy Y, được tẩy tịnh, được tái sinh làm 1 “con người” mới. “Con người” ở đây mang ý nghĩa sâu xa là bạn từ bỏ các hành vi phàm trần, các bám chấp nguyên thủy… như tôi là ai, mang theo những điều này… Tức là bạn vẫn ở thế giới thực nhưng bạn đã hòa nhập vào Mandala của Thánh Bổn Tôn Kalachakra, bạn trở thành con của Đức Ngài, nguyện được đức Ngài chăm sóc. Do vậy bạn được “tái sinh” và được “đặt tên”.
 
Thường vị Kim cương thượng sư sẽ yêu cầu 1 Phật tử nam, 1 nữ, 1 vị Tăng (nam), 1 vị Tỳ kheo Ni (nữ) lên bốc thăm vị trí mandala, bốc thăm 1 tên. Tên do Phật tử nam đại diện bốc được đó sẽ là tên chung cho các Phật tử Nam tại Pháp Hội, Tên do Phật tử Nữ bốc được sẽ là tên chung cho các Phật tử Nữ tại Lễ Quán đảnh cùng tham dự….
 
Tên này là tên bí mật bạn chỉ được tiết lộ với những ai cùng mandala (cùng dự lễ quán đảnh hoặc cùng dự Pháp hội). Nó liên quan tới giai đoạn cận tử, các Bổn tôn tối mật sẽ hiện ra đầu tiên trước tất cả các Heruka của Bardo và gọi tên bạn. Nếu tỉnh thức bạn sẽ nhận ra Ngài và lập tức tái sinh tịnh độ Pháp Thân của Bổn tôn. Nếu sau đó lỡ nhân duyên thì hàng trăm chư tôn của Bardo mới hiện ra. Do vậy Pháp danh bạn nhận được là bí mật với những người không nhận lễ.
 
4) Về 7 lễ quán đảnh sơ sinh:
 

Ngày kế tiếp, sau một số nghi lễ sơ khởi thì lễ quán đảnh chính thức được bắt đầu. Khi các môn sinh đã bày tỏ những thệ nguyện về việc thực hành thiện hạnh, Đức Rinpoche thỉnh cầu Thời Luân khai nhãn cho họ. Mỗi môn sinh đều đã nhận một dải băng bịt mắt màu đỏ quấn quanh trán của mình làm biểu tượng, vì những môn sinh đó đều chưa có sẵn sàng về mặt tâm linh để nhìn thấy mạn đà la bằng cát, và bây giờ họ lấy những dải băng bịt mắt ra, tượng trưng cho việc tháo bỏ bóng tối của vô minh. Giờ phút này họ đã sẵn sàng để ‘diện kiến’ mạn đà la.

Kế đến, vị Đạo Sư Kim Cương ban cho những môn sinh những điều mà được gọi là Bảy Pháp Quán Đảnh  Ấu Thơ. Những pháp quán đảnh này sẽ giúp các môn sinh được tái sinh trong suốt thời gian của lễ hội như là những con người lý tưởng bước vào thế giới toàn hảo của mạn đà la đó. Mỗi một pháp quán đảnh tương ứng với một sự kiện trọng đại trong đời sống của một đứa trẻ. Bảy pháp quán đảnh tượng trưng cho việc đứa trẻ được nhận một cái tên, lần đầu tiên được tắm, lần đầu tiên được cắt tóc, lần đầu tiên trải nghiệm năm giác quan, được xỏ lỗ tai, nói tiếng nói đầu tiên, và học đọc chữ.

Sau khi các môn sinh đã được ‘tái sinh’ qua việc hoàn thành những pháp quán đảnh ấu thơ, họ được phép bước vào thế giới lý tưởng của Bánh Xe Thời Gian (Thời Luân) – thế giới của giác ngộ, do vị thần Thời Luân trị vì. Những môn sinh lúc này có thể quan sát mạn đà la. Mạn đà la Thời Luân bằng cát đó biểu lộ 722 vị trời và thiên nữ cũng như cung điện mà họ trú ngụ trong đó. Hình ảnh bốn mặt của vị thần tên là Thời Luân cũng được tạo ra. Người ta dùng bốn khu vực có hình dáng cái nêm, có màu sắc, nằm trong phạm vi của vòng tròn, để tượng trưng cho bốn mặt của Ngài trong mạn đà la đó. Một cái nêm xanh đen, hoặc cái mặt, ở phần dưới cùng của bức hình nhìn về hướng đông. Mặt màu đỏ nhìn về hướng nam. Mặt trắng nhìn về hướng bắc. Mặt màu da cam trên đỉnh nhìn về hướng tây.

 
 
17/04/2024
0 bình luận