Đức Menchukhawa Lodrö Gyaltsen (1314-1389)
Tên gọi khác Menchukhawa Lodro Gyeltsen
Các bậc thầy chính:
– Tổ Dolpopa
-Tổ Chokle Namgyel
– Đạo sư Jigme Drakpa
Ngài Menchukhawa Lodro Gyeltsen (1314-1389) (sman chu kha ba blo gros rgyal mtshan) sinh năm 1314 tại Kyisho Tolung (skyid shod stod lung) ở vùng U sang. Khi lên 8 tuổi, ông đã học các vũ điệu truyền thống Tây tạng, nghệ thuật, điêu khắc, đọc và viết tiếng Tây Tạng. Khi ngài mười ba tuổi, ngài đến Tu viện Sangpu (gsang phu) nơi ngài đã thọ giới sa di. Ngài cũng nghiên cứu duy thức, Ba la mật thừa và Giới luật tu viện ở nhiều tu viện ở vùng U.
Ngài du hành đến tu viện lớn của Sakya (sa skya) ở Tsang, nơi Ngài nghiên cứu các môn học như ngữ pháp, thi pháp, duy thức luận, giáo lý A tỳ đàm, giới luật tu viện, và Mật điển Hevajra dưới sự hướng dẫn của đạo sư Jigme Drakpa (‘jigs med grags pa, du. ). Ông ở đó trong năm năm. Trong thời gian đó, đạo sư Sakya Jamyang Zhitokpa (‘jam dbyangs bzhi thog pa, du.) đã mời Bậc Đạo sư Dolpopa Sherab Gyeltsen (dol po pa shes rab rgyal tshan, 1292-1361) đến giảng dạy giáo lý tại tu viện Sakya.
Theo truyền thống, buổi tối trước khi Đức Dolpopa đến, Ngài Lodro Gyeltsen có một giấc mơ về Bổn tôn Phật mẫu Vajravārahī, người đã hiện ra và nói với ông:
Một hóa thân của vua Kalki xứ Shambhala,
Thuộc dòng Jonangpa vinh quang,
Ngài là Bậc toàn tri
Người từng là Thầy của Con
qua vô số kiếp sống trước,
sẽ xuất hiện vào ngày mai.
Con trai ta, hỡi Lodro Gyeltsen Pel,
Con phải nhận chân pháp từ Bậc Thầy!
Sáng sớm hôm sau có khoảng mười ngàn người cưỡi ngựa tụ tập, cùng với hàng ngàn nhà sư xếp hàng dọc đường cầm hương, cờ chiến thắng và nhạc cụ. Họ chào đón Ngài Dolpopa tới tu viện Sakya, mời ngài đến Chùa Genden (dga’ ldan gyi lha khang).
Đức Lodro Gyeltsen đã nhận được nhiều giáo lý từ Tổ Dolpopa, bao gồm lễ quán đảnh Kim cương Thời Luân, nhiều kinh điển Ấn Độ về chu kỳ Thời Luân Kalachakra, Bộ tam tạng Bồ Tát thừa, và hàng chục giáo lý về yoga sáu nhánh của Kalachakra, và Ngài cũng đã đạt được kinh nghiệm và chứng ngộ đặc biệt từ việc thực hành những giáo lý này. Ông cũng nhận được nhiều lời chỉ dẫn về triết học Bát nhã, triết lý Trung quán, pháp Chod (gcod), và sự truyền dạy về các chỉ dẫn Doha (do ha).
Ở tuổi 48, Lodro Gyeltsen nhận giáo lý từ đại đệ tử của Tổ Dolpopa là Ngài Chodrak Pelzang (kun spangs chos grags dpal bzang, c.1283-1363), chẳng hạn như lễ quán đảnh Hevajra, giáo lý Lamdre, Ba bộ Mật điển của Hevajra, và lễ quán đỉnh Hevajra. luận giải Đại tịnh quang Vimalaprabhā về Mật điển Kalacakra. Ông cũng thỉnh cầu Bộ Tam tạng Bồ Tát và rất nhiều giáo lý khác từ đại đệ tử của Đức Dolpopa là Đức Jonang Lotsāwa Lodro Pel (jo nang lo tsA wa blo gros dpal, 1299-1354).
Sau đó, ngài học với đại đệ tử của Đức Dolpopa là Ngài Chokle Namgyel (phyogs las rnam rgyal, 1306-1386), đặc biệt là nhận nhiều quán đảnh từ các truyền thống khác nhau của Guhyasamāja và Cakrasaṃvara. Năm 1358, ông cũng du hành cùng Ngài Chokle Namgyel đến xứ U, và khi họ đang trở về Tsang, Lodro Gyeltsen được dâng tặng ẩn thất Menchu Hermecca (sman chu). Ngài Chokle Namgyel thuyết phục ông chấp nhận lời đề nghị để ở lại vùng U để giảng dạy. Chính nhờ sự kết nối nhân duyên sâu đậm với nơi này mà ông đã có danh hiệu Menchukhawa.
Một buổi tối trong khoảng thời gian ông tập trung chủ yếu vào thực hành thiền định, Menchukhawa được cho là đã mơ thấy Phật Di Lặc cưỡi một con sư tử trắng, được bao quanh bởi mười sáu vị La Hán, và nghe ngài nói về Năm Luận thuyết về Di Lặc. Sáng hôm sau, người ta nghe thấy tiếng thổi vỏ ốc xà cừ và đệ tử chính của Dolpopa là Mati Paṇchen Lodro Gyeltsen (ma ti paN chen blo gros rgyal mtshan, 1294-1376) cưỡi một con bò yak lai màu trắng đến, cùng với mười sáu tu sĩ. Menchukhawa cho rằng đây là một điềm báo đặc biệt phù hợp với giấc mơ của mình và cảm thấy rằng Mati Paṇchen chính là Di Lặc. Theo sự nài nỉ của Menchukhawa, Mati Paṇchen ở ẩn thất Menchu trong một tháng và giảng dạy Năm bộ luận của Đức Di lặc và nhiều chủ đề khác, chẳng hạn như Năm giai đoạn (rim lnga) của giáo lý Guhyasamāja và Cakrasaṃvara.
Năm 1369, Bậc đạo sư vĩ đại của Sakya là Lama Dampa Sonam Gyeltsen (bla ma dam pa bsod nams rgyal mtshan) đến giảng dạy tại Nyetang (snye thang) ở U. Vào dịp đó, một số tín đồ theo quan điểm hư vô (chad lta) tuyên bố rằng không có tánh Không vượt trên tánh Không của tự tánh (rang stong) và khẳng định rằng thực tại tối hậu là tánh không tuyệt đối (gshis lugs la cang med). Menchukhawa đến Nyetang và trích dẫn kinh điển đích thực làm luận chứng, tranh luận với họ trong bảy ngày trong một màn tranh luận giáo lý hoàn hảo về kiến thức và lý luận kinh điển, do đó đã phá hủy mọi tà kiến của họ. Vào cuối cuộc thảo luận này, Lama Dampa, đạo sư Tashi Sengge (bkra shis seng ge), Yakde Paṇchen Namkha Sonam (g.yag sde paN chen nam mkha’ bsod nams, d.u.), và các Bậc Đạo sư lão thông khác đã ban tặng nhiều tặng vật cho Menchukhawa.
Năm 1370 Menchukhawa du hành đến Babrim (‘bab rim), nơi ông ban nhiều giáo lý như Vimalaprabhā. Năm 1371, ông trở lại ẩn thất Menchu, và cũng giảng dạy tại tu viện Kagyu ở Drigung (‘bri gung) và các tu viện khác ở U. Năm 1378, ông nghe tin người bạn Chokle Namgyel của ông lại đến thăm vùng này. Họ gặp nhau tại tu viện Nyetang và trước sự nài nỉ của Chokle Namgyel, Menchukhawa đã giảng dạy chuyên sâu về các nguyên lý triết học Phật giáo.
Menchukhawa viên tịch tại ẩn thất Menchu năm 1389.
Đóng góp bởi Ts. Cyrus Stearns , Việt dịch Jigme Dawa Akuppa tại Pháp hội Kalachakra 2024 Việt Nam
Theo trang treasuryoflives